Chuyện về cư sĩ Duy Ma Cật

Tại thành Tỳ Đa Ly, có ông Cư sĩ tên là Duy Ma Cật, ông giỏi biện tài, có thần thông trí tuệ đầy đủ, phương tiện thông suốt, trọn thành đại nguyện.

Vì hiểu rõ tâm xu hướng của chúng sinh, nên có thể phân biệt căn cơ lanh chậm. Ông vì mục đích muốn độ người nên mới dùng phương tiện ăn ở trong thành, ông giàu có của cải vô lượng, thường giúp dân nghèo. Ông phụng trì giới cấm chẳng hủy ph ạm; thủ chí nhẫn nhục mà chẳng giận dữ, tinh tế mà chẳng biếng nhác; nhất tâm thiền định mà chẳng loạn ý, dùng quyết định trí huệ mà nhiếp phục kẻ vô tri.

Tuy là người tại gia mà tu luật hạnh Sa Môn thanh tịnh. Đọc các kinh ngoại đạo mà lòng chánh tín chẳng sờn, học các sách thế gian mà vui Phật pháp.

Ông hay đi dạo bốn cửa thành để lợi ích cho chúng sinh. Vào trong giảng đường giảng dạy đạo pháp.

Vào trong học hiệu dạy dỗ trẻ em, vào trong dâm xá chỉ rõ tội lỗi dâm dục; vào trong quán rượu dạy dùng phải lẽ.

Khi tiếp các trưởng giả vì nói thắng pháp, tiếp cư sĩ khiến đứt tham đắm, nghinh tiếp vua chúa giáo hóa nhẫn nhục, tiếp Bà La Môn khiến trừ ngã mạn, tiếp quan đại thần giáo hóa chánh pháp, tiếp các vương tử dạy điều trung hiếu, tiếp các nội quan diễn nói chánh pháp, tiếp xúc với thứ dân dạy nên tu phước lực... làm lợi ích chúng sinh rất nhiều.

Bấy giờ cư sĩ mới thị hiện bằng cách dùng phương tiện đau ốm. Thế là Quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ... đều đến thăm bệnh. Nhơn đấy, cư sĩ có dịp rộng thuyết Đại pháp cho các kẻ kia.

Đức Phật ở xa hay tin Duy Ma Cật lâm bệnh ngài mới đòi Xá Lợi Phất đến bảo:

  Ngươi qua thăm bệnh Cư Sĩ. Xá Lợi Phất thưa:

  Tôi không dám đi vì có một hôm nọ lúc tôi đang ngồi thiền dưới cội đại thọ trong rừng chợt Cư Sĩ đến bên tôi thình lình bảo:

 Xá Lợi Phất! Hà tất phải ngồi thiền nơi đây, lẽ phải ngồi thiền cả Tam giới mà chẳng hiện thân ý, chẳng khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi, chẳng bỏ đạo pháp mà hiện sự việc phàm phu, đối với các kiến chấp chẳng bị lay động mà tu ba mươi bảy phần trợ đạo; chẳng dứt phiền não mà vào Niết bàn. Làm được như trên mới chính là ngồi yên trên tòa mà thiền định.

Bạch Thế Tôn! Sau khi nghe ông nói tôi không thể đáp được một câu cho nên nay tôi không dám qua thăm bệnh.

Đức Phật cho đòi các ông: Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na, Ca Chiên Diên, A Na Luật, Ưu Bà Dy, La Hầu La, và A Nan là mười vị đại đệ tử cũng đều từ thác bất kham vì đều đã bị những trường hợp tương tợ như Xá Lợi Phất.

Đức Phật lại cho mời đức Di Lặc đến thì Đức Di Lặc vẫn từ rằng:

  Tôi cũng bất kham vì ngày trước lúc tôi mới nói ba bậc bất thối chuyển thì cư sĩ Duy Ma Cật đến bảo:

  Di Lặc! Tôi vừa nghe ngài được Đức Phật thọ ký cho sẽ thành Phật. Vậy ngài sẽ thành Phật vào đời nào? Quá khứ vị lai, hay hiện tại chăng?

Xét ra quá khứ qua rồi vị lai chưa đến mà hiện tại thì chẳng trụ; như vậy ba đời đều tìm chẳng được? Nhưng vô sanh là chính vị, mà đã chính vị là trung ương thì đâu còn có thọ ký gì nữa? Hay là như tánh mà thọ ký chăng? Lại cũng không được vì tất cả chúng sinh đều như tánh, cho nên khi ngài được thọ ký thì tất cả chúng sinh cũng được thọ ký, tại sao? Vì tất cả chúng sanh là tướng Bồ Đề vậy. Nếu ngài được Niết Bàn thì tất cả chúng sinh cũng được Niết Bàn, tại sao? Vì tất cả chúng sinh rốt ráo vắng lặng là tướng Niết Bàn, mà tướng ấy là bất sinh bất diệt rồi vậy. Sau khi nghe ông thuyết một hồi tôi cũng chẳng đối đáp gì được. Cho nên tôi cũng bất kham.

Đức Phật cho mời ngài Văn Thù Sư Lợi đến và bảo thay Ngài đi thăm bệnh Cư Sĩ . Tất cả đại chúng đều nghĩ: Nay Văn Thù Sư Lợi cùng Duy Ma Cật gặp nhau chắc hai đại sĩ sẽ đàm luận đạo pháp nhiệm mầu. Thế là cả Đại chúng tùy tùng với Văn Thù, vào thành Tỳ Đa Ly.

Cư Sĩ đã biết trước ngài Văn Thù Sư Lợ i thừa lệnh Đức Phật sẽ đế n thăm mình nên ông cho những người nhà và thị giả đều lui hết, trong nhà trống trơn chẳng còn một vật gì cả chỉ còn một cái giường đủ ông nằm thôi.

Cư Sĩ vừa thấy Ngài Văn Thù liền nói:

  Văn Thù Sư Lợi! Là tướng chẳng đến mà đến, tướng chẳng thấy mà thấy. Ngài Văn Thù đáp:

  Cư Sĩ! đến rồi thì chẳng đến, đi rồi lại chẳng đi. Đoạn ông nhập đề:

  Cư Sĩ! bị bệnh chi, có dễ chịu không? Bệnh tăng hay giảm? Đó là lời ân cần của Đức Thế Tôn gởi thăm Cư Sĩ.

Ông lại hỏi tiếp: Vậy chớ bệnh của Cư Sĩ do đâu mà sinh?

  Bệnh tôi do ái mà sinh, vì tất cả chúng sinh bệnh nên tôi mới bệnh, nếu tất cả chúng sinh không bệnh thì bệnh tôi cũng lành. Xin mời Ngài xem: Bồ Tát đâu chẳng phải không bệnh vì chúng sinh ra vẫn còn tử là phải bị tật bệnh.

Nhưng nếu chúng sinh không bệnh Bồ Tát cũng không tật bệnh gì. Ví như trưởng giả có một chút con trai mà cậu con trai bị bệnh, thì ông bà trưởng giả kia cũng muốn bệnh theo, bệnh của Bồ Tát bởi lòng từ bi mà sinh.

Sở dĩ Cư Sĩ Duy Ma Cật mà thông suốt được như thế là nhờ ông ta đã thành tựu được trí lực Ba La Mật vậy.